Thiết kế hệ thống PCCC thực sự cần thiết trong các công trình xây dựng. Rất nhiều chủ thầu, thiết kế đã đặc biệt quan tâm đến vật liệu chống cháy khi thi công sau những vụ hỏa hoạn đáng tiếc xảy ra gần đây. Vật liệu chống cháy sẽ giúp bảo vệ tính mạng con người và kéo dài thời gian cho đội cứu hỏa khi có hỏa hoạn xãy ra. Vậy đâu là những vật liệu chống cháy hiệu quả?
Vật liệu xây dựng chống cháy là gì?
Vật liệu xây dựng chống cháy (vật liệu chống cháy) là vật liệu cỏ khả năng chịu được nhiệt độ cao, giúp việc ngăn lửa lan ra đến những địa điểm khác. Các loại vật liệu này không thể chống lửa tuyệt đối 100%, khi bị đốt cháy trong thời gian dài cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Độ chịu nhiệt của vật liệu xây dựng chống cháy phụ thuộc vào độ dày hay chất lượng của vật liệu.
7 loại vật liệu chống cháy
Tấm thạch cao chống cháy lan cách nhiệt
Thạch cao chống cháy được coi là vật liệu chống cháy hiệu quả và được sử dụng hầu hết trong các hạng mục thi công nhà có chống cháy. Khác với loại thạch cao thông thường là thạch cao chống cháy có cấu tạo kết cấu tạo khác biệt tăng khả năng cháy lan xa. Thông thường họ thường chèn 1 lớp bông thủy tinh, microsilica bên cạnh kèm lõi và giấy nhằm. Bên trong thạch cao thường có chứa một loại chất là canxi sunfat, khi lửa tiếp xúc gần sẽ toát ra hơi nước làm ngăn cháy.
>>> Xem thêm: Tấm chống cháy Fireshieldpro KHS.FA: Vật liệu chống cháy tăng cường an toàn cho công trình
Bê tông ngăn lửa, chống lan
Bê tông không chỉ chịu lực tốt, mà còn có thêm khả năng chống cháy. bê tông không cháy. Bê tông có tính dẫn nhiệt thấp và ngăn lửa nên được sử dụng trong các công trình xây dựng.
Cấu tạo bê tông ngăn lửa thường sẽ có 3 phần:
- Chất liệu thô: sỏi, đá, gạch…
- Chất liệu mịn: đá mạt, mát, cát mịn…
- Chất kết dính: nước, xi măng, nhựa đường…
Tất nhiên, không phải loại bê tông cũng có thể chịu lửa tốt. Những đặc tính của bê tông phụ thuộc vào chất liệu mà người làm sử dụng để tạo ra nó.
Gạch mát chống cháy
Trong các công trình nhà ở hiện nay, gạch mát thường được ứng dụng thi công tốt nhất. Cấu trúc của gạch chống cháy thường có 2 lớp xi măng kẹp 2 bên ở giữa là lớp PU (Polyurethane). Gạch mát chống cháy sự tự dập tắt lửa khi cách ly ra khỏi nguồn gây lửa và không dẫn cháy lan ra xung quanh. Tuy nhiên giá thành của gạch mát chống cháy này khá cao, nên thường các nhà đầu tư, chủ thầu sẽ dụng loại tấm cách nhiệt rẻ hơn nhưng hiệu quả chống cháy không thua.
>>> Xem thêm: Tương lai đổi mới: Biến chất thải nông nghiệp thành vật liệu chống cháy
Sơn chống cháy, chống lan
Sơn chống cháy là dung dịch chống cháy được dùng nhiều trong công trình xây dựng vừa tiết kiệm, vừa chống cháy hiệu quả. Sơn được cấu tạo bởi hợp chất Acrylic, Epoxy và các loại hóa chất khác. Khi thi công phủ lên lớp sơn lên bề mặt vật liệu cần chống cháy sẽ hình thành lên một lớp bảo vệ, ngăn ngừa, bảo vệ kết cấu của thép.
Sơn chống cháy còn có khả năng cảm biến nhiệt độ, tự động tăng giảm màn bảo vệ lên nhiều lần.
Cửa chống cháy
Khi xảy ra hỏa hoạn bạn chạy thoát hiểm mà cửa cháy không thể thoát ra được thì sẽ rất là nguy hiểm cho tính mạnh. Thế nên mới nói cửa chống cháy là vật liệu chống cháy có vai trò hàng đầu trong việc phòng cháy chữa cháy mà bạn cần để mắt tới đầu tiên.
Cửa chống cháy ngoài việc có khả năng chịu lửa chịu nhiệt, chịu lửa mà còn ngăn ngọn lửa lan ra bên ngoài đến nhà xung quanh. Có 2 loại cửa cháy phổ biến hiện nay đó là cửa thép chống cháy và cửa kính chống cháy.
Bông thủy tinh chống cháy
Bông thủy tinh là vật liệu chống cháy được làm bằng những sợi thủy tinh được tổ hợp từ mảnh chế xuất từ đá, mảnh kim loại và đất sét. Bông thủy tinh ngoài tính cách nhiệt thì còn có cả cách điện, âm…và thường được sử dụng để làm lớp chống cháy cho cửa thép chống cháy.
Rèm ngăn cháy lan
- Rèm chống cháy được sản xuất bằng nhiều vật liệu chống cháy khác. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xây dựng có 2 loại rèm phổ biến là: rèm di động và rèm cố định.
- Rèm cố định: là rèm có kết cấu cố định không thể di chuyển qua lại, khi lắp đặt chỉ có thể ở yên một chỗ. Được làm từ nhiều loại vật liệu chống cháy khác nhau như sợi thủy tinh….
Vật liệu chống cháy không thể chống cháy 100% mà chỉ có thể hỗ trợ giảm một phần nào đó khi xảy ra hỏa hoạn. Và những vật liệu chống cháy chỉ hỗ trợ một phần trong căn nhà của bạn hãy lưu ý cẩn trọng trong mọi tình huống. Trên đây 7 loại vật liệu chống cháy hỗ trợ bạn trong việc phòng cháy chữa cháy trong chinh căn nhà của các bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để biết nhiều hơn nhé!