Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, trung bình mỗi ngày có hơn 300 công ty được thành lập mới. Chính vì thế, nhu cầu thuê văn phòng hiện nay vẫn không ngừng tăng cao. Nhằm để tối ưu hóa chi phí vận hành, nhiều nhà khởi nghiệp chuyển hướng sang những mô hình văn phòng thông minh thay vì văn phòng truyền thống như trước đây. Dưới đây là một số tổng hợp từ đơn vị cho thuê văn phòng Office168 về đặc trưng của các mô hình văn phòng thông minh mà Startup nên biết. Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Các loại hình văn phòng thông minh phổ biến hiện nay
Nắm bắt được xu thế hiện nay, thị trường Bất động sản trở nên sôi động hơn khi mà những nhà đầu tư sớm đoán biết được tiềm năng của dịch vụ cho thuê văn phòng minh. Họ đã xây dựng và phát triển các dự án văn phòng thông minh để mang đến khách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu. Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Quản lý cấp cao, CBRE Việt Nam cho hay: “Năm 2019 đã khép lại thập kỷ với những thay đổi quan trọng cho thị trường văn phòng Tp.HCM. Trong tương lai, các công ty Công nghệ và Không gian làm việc linh hoạt sẽ tiếp tục là xu hướng nổi bật về nhu cầu thuê văn phòng tại thị trường Tp.HCM do được thúc đẩy bởi số lượng công ty khởi nghiệp và sự phát triển của ngành công nghệ tại Việt Nam trong những năm gần đây”. Ngoài ra, việc thị trường có thêm nhiều tòa nhà mới cũng giúp cho khách thuê có nhiều lựa chọn hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn các mô hình văn phòng thông minh phổ biến sau:
1/ Văn phòng ảo
Văn phòng ảo hay còn được biết tới là văn phòng cho thuê 0m2. Đây là mô hình văn phòng cung cấp dịch vụ địa chỉ và liên lạc không cần đến diện tích thực tế. Người thuê có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu mà không phải đến công ty. Đơn cử như mức giá thuê văn phòng ảo tại Office168 chỉ từ 290.000vnd/tháng, điều này giúp tiết kiệm đến 70% chi phí mặt bằng so với thuê văn phòng truyền thống và được sử dụng những tiện ích như bộ phận lễ tân, địa chỉ đăng ký kinh doanh, số fax, phòng tiếp khách….
>>Xem thêm: Lựa chọn văn phòng ảo – Bước đi khôn ngoan của nhiều doanh nghiệp SME, Startup Việt
2/ Văn phòng chia sẻ
Văn phòng chia sẻ (Shared Office) là hình thức mô hình văn phòng cho thuê với diện tích nhỏ, đầy đủ các tiện ích đi kèm, phục vụ cho nhu cầu hoạt động như một văn phòng thực thụ. Mô hình văn phòng chia sẻ đáp ứng cho từng đối tượng sử dụng, giúp san sẻ chi phí giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra còn mang đến một không gian văn phòng chuyên nghiệp giúp bạn tập trung công việc tốt hơn, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh phát triển.
3/ Văn phòng trọn gói
Văn phòng trọn gói (Serviced Office) hay còn được gọi là Văn phòng tiện lợi (Easy Office) là mô hình đang được yêu thích sử dụng trong những năm gần đây. Đây là loại hình dịch vụ văn phòng cho thuê có diện tích nhỏ nhưng đầy đủ các yếu tố cần thiết như một văn phòng thực thụ. Khác với mô hình văn phòng chia sẻ, văn phòng trọn gói mang đến không gian riêng biệt với đầy đủ thiết bị tiêu chuẩn cần thiết, khu vực tiếp khách, phòng họp. Cùng với đó đội ngũ nhân viên, quản lý chuyên nghiệp.
4/ Văn phòng Co-woking Space
Văn phòng Co-working (Co-working Space) là mô hình cho thuê văn phòng kiểu mới và được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm. Mọi người được làm việc trong không gian chung sáng tạo, với đầy đủ các trang thiết bị không thua kém gì văn phòng truyền thống. Mô hình Co-working space tại Office168 mang đến không khí làm việc mới so với văn phòng truyền thống trước đây. Các tổ chức, cá nhân cùng làm việc độc lập tại Co-working space và cùng tạo nên một hệ sinh thái kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho những người sử dụng.
Trên đây là một số mô hình văn phòng thông minh được các Startup ưa chuộng hiện nay. Hy vọng rằng với những thông tin mà đơn vị Office168 đã tổng hợp được các Startup đã có được một cái nhìn khái quát hơn về loại hình văn phòng thông minh này. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm dịch vụ văn phòng uy tín thì Office168 sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy đấy. Tùy thuộc vào nhu cầu, đặc trưng, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp để lựa chọn cho mình một văn phòng làm việc thông minh và khoa học nhé.
>>Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup