Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Tại Việt Nam doanh nghiệp SME chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Với bối cảnh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối diện với nhiều thách thức. Vậy doanh nghiệp SME phổ biến trong nhóm ngành nghề gì? Loại hình doanh nghiệp này có thuận lợi hay khó khăn gì hay không? Bài viết bên dưới là những thông tin được đơn vị Office168 tổng hợp và chia sẻ giúp bạn đọc hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp này.
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME
Tỷ lệ doanh nghiệp SME chiếm số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh mang đến nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp SME. Cụ thể:
Thuận lợi
- Khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường.
- Sự điều hướng quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự và nhân viên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Chi phí đầu tư phát triển không quá cao, cơ hội thu hồi vốn nhanh hơn.
Khó khăn
- Thiếu vốn là khó khăn hàng đầu của các doanh nghiệp SME và doanh nghiệp Startup hiện nay. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cơ hội tiếp cận các khoản đầu tư và nguồn vốn vay từ quỹ, ngân hàng. Không có vốn nên doanh nghiệp khó lòng mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh trì trệ, không tăng trưởng đột phá.
- Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn. Cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc quảng bá thương hiệu để tạo dựng được lòng tin với khách hàng.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường bị đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp lớn, nhất là khi so sánh với những công ty đa quốc gia đã có sẵn uy tín trên thế giới. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp đã quyết định lựa chọn mô hình văn phòng ảo để giảm thiểu chi phí đầu tư địa điểm làm việc mà vẫn sở hữu được những tiện ích hiện đại như văn phòng truyền thống.
- Thường quản lý và điều hành với quy mô gia đình nên có sự hạn chế trong việc thu hút những nhà quản lý giỏi. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu kiến thức quản lý và những kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp có quy mô.
- Dễ dẫn đến tình trạng phá sản khi khi không có kinh nghiệm quản lý, điều hành tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thiếu kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính gây ra tình trạng dòng tiền lúc thiếu lúc thừa sẽ ảnh hưởng đến quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bộ máy nhân sự gọn nhẹ, đơn giản, không đạt hiệu quả làm việc cũng là một khó khăn của doanh nghiệp SME. Quỹ lương hạn hẹp, các chế độ phúc lợi không thu hút nên khó khăn trong việc giữ chân nhân viên và tìm kiếm nhân sự giỏi. Điều này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ.
>>Xem thêm: 5 ưu điểm vượt trội của văn phòng ảo
Doanh nghiệp SME phù hợp với ngành nghề nào?
Về cơ cấu của các doanh nghiệp SME hiện nay, xuất phát từ điều kiện lịch sử kinh tế xã hội, doanh nghiệp SME ở Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế, trong đó phần lớn tập trung trong ba lĩnh vực chính: công nghiệp và thương mại dịch vụ
Lĩnh vực công nghiệp
Khi chính sách khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực công nghiệp ra đời, các doanh nghiệp SME lúc này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế quốc doanh. Số lượng doanh nghiệp SME cũng tăng dần. Trong công nghiệp, doanh nghiệp SME tồn tại ở 4 nhóm ngành chính sau là:
- Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống
- Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô: như khoáng sản, hải sản, lâm sản
- Nhóm ngành chế biến, lắp ráp
- Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao: (máy móc, điện tử, hóa chất, thiết bị đo lường, động cơ…)
Hiện nay, cơ hội cạnh tranh là rất khó cho các doanh nghiệp SME nói chung và các doanh nghiệp SME trong công nghiệp nói riêng. Thêm vào đó là khả năng tiếp cận thị trường chưa cao, chất lượng sản phẩm hạn chế. Chính phủ cũng không ngừng có những bước tiến tích cực trong việc tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ bên ngoài nói chung và từ các quốc gia đang phát triển nói riêng. Hoạt động hợp tác cùng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt nam và các nước không ngừng được tăng cường và củng cố
Lĩnh vực thương mại dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ, với những lợi thế riêng của nó như vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mức lợi nhuận hấp dẫn, thị trường đa dạng…đã và đang thu hút được một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp SME. Với đặc trưng là thị trường cung ứng vốn chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức, các chủ doanh nghiệp sử dụng vốn tự có, nên các doanh nghiệp SME gặp khó khăn rất nhiều trong vấn đề vốn. Các doanh nghiệp SME trong dịch vụ khó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn của ngân hàng. Doanh nghiệp SME trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là ngành ít đòi hỏi lao động nên chưa thực sự góp phần quan trọng vào việc giải quyết lực lượng lao động dư thừa nhiều ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp SME trong lĩnh vực thương mại dịch vụ lại cao hơn hiệu quả hoạt động của các DNVVN trong lĩnh vực công nghiệp.
Trên đây là những thông tin bổ ích từ Công ty văn phòng ảo Office168 chia sẻ đến bạn, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các công ty SME cũng có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến. Việc tiếp cận đúng nguồn vốn, đúng thời điểm sẽ là bước đà mạnh mẽ để doanh nghiệp SME phát triển và bứt phá thành công.
>>Xem thêm: Top 5 kinh nghiệm chọn văn phòng phù hợp cho Start-Up 2020