Thời trang “eco” hay còn gọi là thời trang xanh, thời trang bền vững, có xu hướng thân thiện với môi trường. Thân thiện ở đây được hiểu theo nghĩa là trong suốt chu trình sống của một bộ quần áo từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi đều không có ảnh hưởng gì xấu đến môi trường. Do đó để thực sự “xanh” hóa ngành thời trang người ta đang tiến hành một cuộc cách mạng về chất liệu sử dụng.
Trên thế giới, nhiều nhà mốt nổi tiếng ủng hộ eco-fashion. Cùng nhau họ đã góp mặt trong chiến dịch Green Fashion Carpet Awards. Chiến dịch nhằm tuyên truyền mối nguy hại của ngành công nghiệp Fast fashion, đồng thời kêu gọi mọi người nên xem xét và đầu tư kỹ lưỡng khi mua sắm những sản phẩm bền vững thay vì mua những sản phẩm mặc vài lần rồi vứt bỏ.
Khi Lacoste từ bỏ cá sấu
Áo polo và hình thêu cá sấu đã trở thành dấu ấn đặc trưng của thương hiệu Pháp Lacoste nhưng BST áo polo trắng “Save Our Species” (tạm dịch Cứu lấy những loài vật) là một ngoại lệ thú vị. Chỉ giới hạn 1,775 chiếc với vị trí hình thêu đặc trưng là những loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng như tê giác Java, cọp Sumatran, Vẹt Kakapo… Lacost sản xuất giới hạn bởi một con số không tròn vẹn bởi lẽ đó chính là số lượng của những loài vật trong BST đang còn sót lại như để cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng đang rất gần.
>> Xem thêm: Kết quả nghiên cứu: Lười mặc trang phục công sở giúp bạn tăng năng suất làm việc
H&M ra mắt BST “Eco-Friendly” thứ 11
Cũng tạo được sức hút và sự quan tâm như những BST cộng tác với những thương hiệu tên tuổi, BST thân thiện với môi trường thường niên “H&M Conscious Exclusive” mang ý nghĩa hơn cả thời trang. Ngoaì linen, cotton, BST sử dụng chất liệu ECONYL, TENCELTM tái chế từ rác thải biển như lưới đánh cá và những đồ nhựa khác.
BST lấy cảm hứng từ thơì trang cuôí Thế kỉ 19 vơí những thiết kế trên nền gấm và lụa óng ánh. Thân thiện với môi trường nhưng vẫn phải mang hơi thở của thời trang và phong cách, đó là những gì “H&M Conscious Exclusive hướng tới.”
Thời trang xa xỉ nói không với lông thú
Chất liệu lông thú đã và vẫn gây ra nhiều tranh cãi về cả vấn đề môi trường lẫn lòng trắc ẩn của con người. Quy trình chăn nuôi và sản xuất lông gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và hệ sinh thái, chưa kể gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài. Một dấu hiệu đáng mừng khi càng ngày càng có nhiều thương hiệu xa xỉ tuyên bố sẽ ngừng sử dụng chất liệu lông thú.
Đầu tiên là Giorgio Armani, Michael Kors và gần đây nhất là Versace, Gucci, Margiela hay Givenchy mặc dù chưa có thông cáo chính thức nhưng BST thu/đông gồm những thiết kế bằng lông giả cũng là một dấu hiệu khả quan.
>> Xem thêm: 5 món đồ không thể thiếu của chị em công sở cho mùa thu sành điệu
Cho đến những đôi giày nguyên liệu tái chế trở nên quen thuộc
Bên cạnh quần jeans thì giày thể thao cũng là phụ kiện thời trang được sử dụng nhiều nhất. Trước kia, hầu hết giày được làm từ nguyên liệu khó tái chế và ảnh hưởng đến môi trường như da, sợi polyester, nhựa và cao su. Tương lai có vẻ sáng sủa hơn khi Adidas bắt đầu xu hướng nguyên liệu tái chế cho sneakers với dự án kết hợp cùng Parley để cho ra những mẫu giày làm từ rác thải biển.
Dự án này đang trên đà thành công và Adidas hi vọng rằng đến năm 2020, toàn bộ giày của hãng sẽ chỉ sử dụng nguyên liệu tái chế. Nike cũng không nằm ngoài xu hướng khi cho ra mắt chất liệu tái chế từ da thừa với chất lượng không khác gì da cao cấp nhưng nhẹ hơn từ công nghệ Flyleather, sử dụng ít hơn 90% nước trong quá trình sản xuất và cắt giảm đến 80% tác hại của khí CO2 lên địa cầu.
“Life in motion” – hành trình thời trang xanh
Nhằm thúc đẩy xu hướng thời trang “xanh” tại thị trường Việt Nam, ngày 12/06/19 tại Landmark 81 vừa qua, Công ty Cổ phần Kết Nối Thời Trang FASLINK, một trong những đơn vị cung ứng nguyên liệu hàng đầu tại Việt Nam đã tổ chức trình diễn các Bộ sưu tập với chủ đề “Life in motion”, thu hút sự chú ý của đông đảo các doanh nghiệp dệt may thời trang và các nhà thiết kế trẻ.
Đến với Life in motion show 2019, FASLINK đã mang đến cho khán giả nhiều khái niệm và trải nghiệm mới thông qua không gian trưng bày và các bộ sưu tập với 2 dòng chất liệu công nghệ chủ đạo SMART và GREEN.
Với dòng chất liệu SMART, tính năng vải đến từ công nghệ dệt bao gồm: Smart Nano, Air Weaving Nano, S. Cafe. Với dòng chất liệu GREEN, nguyên liệu thiên nhiên bao gồm Vải sợi sen, Green cotton, Eco-dyed và nguyên liệu tái chế.
Bà Trần Hoàng Kim Thư – Phó Tổng giám đốc FASLINK nói rằng: “Hiện tại, rất nhiều đối tác của FASLINK, bao gồm các công ty trong và ngoài nước bao gồm trường học, bệnh viện và ngân hàng quốc tế đã và đang dần thay đổi, cởi mở hơn trong việc lựa chọn vải cũng như mẫu mã may đồng phục. Hi vọng thông qua Life in Motion show 2019 – 2020, các doanh nghiệp khác càng cởi mở hơn, chú trọng hơn, trong việc lựa chọn nguyên liệu xanh cho đồng phục công nhân viên, vì sức khỏe của người mặc, và vì môi trường sống của tất cả chúng ta.”
Thông qua show diễn, FASLINK mong muốn lan tỏa tinh thần sống xanh, từ đó truyền cảm hứng đến các nhãn hàng về ý thức thời trang sinh thái, về việc sử dụng nguồn nguyên liệu “thông minh” hơn, “xanh” hơn, thay vì đi vào lối mòn và chỉ bán những nguyên liệu quen thuộc.
>> Xem thêm: Cùng Faslink khám phá câu chuyện thời trang “xanh”