Việc “Thủ tục du học Mỹ có người bảo lãnh như thế nào?” luôn là một trong những vấn đề trở ngại và là một trong những câu hỏi thường gặp ớ tất cả các bạn học sinh, sinh viên. Các bạn thường hay nghĩ rằng việc có người thân bên Mỹ sẽ ít nhiều gây khó khăn cho việc lấy Visa, nhưng trên thực tế đã có rất nhiều bạn dù có người thân bên Mỹ vẫn lấy được Visa du học bình thường. Vì thế các bạn không nên quá lo lắng. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thủ tục du học mỹ diện bảo lãnh
Khi muốn du học tại Mỹ bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện như GPA tối thiểu 6.5 trở lên, IELTS 6.5 hay 70 điểm TOEFL iBT trở lên… Điều kiện tài chính và bảo lãnh cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng. Du học Mỹ diện bảo lãnh đòi hỏi người bảo lãnh phải điều vào mẫu đơn I-134. Mẫu đơn I-134 là tờ cam kết bảo trợ tài chính của người thân đứng đơn cam kết cho du học sinh trong quá trình học tập tại Mỹ.
Trường hợp người thân định cư tại Mỹ, thì I-134 phải được công chứng thị thực bởi Luật sư tại Mỹ. Còn không thì phải được thị thực tại Tòa Đại sứ hay Tòa Lãnh sự Mỹ tại nước mà người đó sinh sống. Ngoài ra người bảo lãnh cần cung cấp giấy tờ có liên quan theo đơn, các giấy tờ theo yêu cầu riêng của trường bên Mỹ. Giấy tờ kèm theo phải chứng minh được tài chính của người bảo lãnh có đủ để hỗ trợ tiền học phí cùng các chi phi sinh hoạt, ăn ở, đi lại trong quãng thời gian bạn học tập hay không.
Theo Luật Mỹ, trước khi cấp Mẫu I-20 hay Mẫu IAP-66 (J-1 Visitor Exchange), các trường phải xét khả năng tài chính. Mẫu I-20 này dùng để cấp visa (F-1 Student Visa) và nhập cư vào Mỹ để học tập. Mẫu đơn trên chỉ được cấp khi người du học diện bảo lãnh phải nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh điều kiện tài chính.
>> Xem thêm bài viết: Những thủ tục cần thiết khi du học Mỹ có người thân bảo lãnh
2. Chứng minh tài chính người bảo lãnh ở Mỹ
Để chứng minh tài chính, ngoài Mẫu I-134 được công chứng thị thực, người bảo lãnh còn cần phải nộp các giấy tờ có liên quan đến nguồn thu nhập của mình như:
- Giấy chứng nhận của ngân hàng, cơ quan tài chính về các khoản gửi ngân hàng. Ví dụ như tài khoản, thời gian ký gửi của người bảo trợ;
- Chứng nhận của công ty hoặc cơ quan đang làm việc về thu nhập mỗi tháng và trình trạng việc làm;
- Người bảo lãnh làm nghề từ do, ví dụ như kinh doanh ở Mỹ, yêu cầu phải nộp giấy thuế của 2 năm gần nhất;
- Liệt kê số danh mục, loại và tên của người thừa hưởng nếu người bảo trợ có công trái phiếu;
- Thủ tục du học Mỹ diện bảo lãnh và cách chứng minh điều kiện tài chính người bảo trợ.
>> Xem thêm bài viết: Các ngành bạn nên chọn khi du học Mỹ
3. Các diện bảo lãnh sang Mỹ
Theo Luật di trú của Hoa Kỳ quy định một công dân Hoa Kỳ hay một thường trú nhân Hoa Kỳ trên 21 có thể đứng ra làm người bảo lãnh cho người thân của mình. Công dân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái, cha mẹ và anh chị em. Cụ thể như sau:
Công dân Hoa Kỳ
IR (Immediate Relatives – Người thân trực hệ) bao gồm vợ chồng, con dưới 21 tuổi và cha mẹ của người bảo lãnh. Diện này thường không bị giới hạn chỉ tiêu visa mỗi năm. Diện IR không có Derivative (người đi theo hay còn gọi là người tháp tùng), nên cần phải đơn bảo lãnh riêng cho từng người. con cái trên 21 tuổi đã lập gia đình thì công dân Hoa Kỳ vẫn có thể bảo lãnh được nhưng chỉ tiêu visa bị giới hạn.
– F1 (Family First Preference) con cái độc thân trên 21 tuổi. Vợ hoặc chồng không thể đi theo vì diện này đòi hỏi phải độc thân. Nhưng nếu diện F1 có con dưới 21 chưa lập gia đình có thể đi theo.
– F3 (Family Third Preference) con cái trên 21 tuổi đã lập gia đình.
– F4 (Family Fourth Preferen) anh chị em của công dân Hoa Kỳ.
Diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con dưới 21 tuổi chưa có gia đình của người được bảo lãnh được đi theo người bão lãnh chính (Principal Beneficiary).
Thường trú nhân Hoa Kỳ
– F2A (Family 2A Preference): vợ chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi chưa lập gia đình. Người bão lãnh cần phải làm đơn riêng biệt cho từng người hoặc có thể khai cùng trong đơn với người cha hoặc mẹ được bảo lãnh.
– F2B (Family 2B Preference): con cái trên 21 tuổi chưa có gia đình. Diện này không có vợ hoặc chồng đi theo nhưng nếu có con dưới 21 chưa lập gia đình có thể đi theo.
Hai diện bảo lãnh F2A và F2B thường bị giới hạn chỉ tiêu visa mỗi năm. Các diện bảo lãnh có thể thay đổi như F1, F3, F2A, F2B. Khi thường trú nhân trở thành công dân, người được bảo lãnh sẽ được chuyển qua diện F1 hay F3. Người được bảo lãnh theo diện F2A đủ 21 tuổi sẽ được chuyển qua diện F2B. Thường trú nhân chỉ được phép bảo lãnh con cái chưa lập gia đình vì vậy nếu người con kết hôn sẽ bị khước từ diện F2A và F2B.
>> Xem thêm bài viết: Visa du học Mỹ quan trọng như thế nào?
4. Lưu ý khi du học Mỹ diện bảo lãnh
Người bảo trợ có định cư hợp pháp, công việc ổn định, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, có tài khoản gửi ngân hàng. Hồ sơ của bạn sẽ khó được chấp nhận du học nếu thân nhân đã từng vi phạm pháp luật. Bạn có học lực điểm trung bình và trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu thấp nhất theo quy định của Đại sứ quán. Cho dù người bảo lãnh chứng minh được tài chính thì khả năng xin được visa của bạn cũng rất khó.
Nên ngay từ bây giờ, cần nổ lực học tập một cách nghiêm túc nhất. Ngoài chứng minh mối quan hệ với người bảo trợ còn phải trình bày mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam. Do đó, dù du học theo diện bảo lãnh thì bản thân cũng cần chứng thực được điều kiện tài chính của gia đình đủ để chu cấp cho bạn khi du học tại Mỹ. Cuối cùng, khi làm hồ sơ, hãy cẩn thận chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để thủ tục xin visa được hoàn tất nhanh hơn. Chúc bạn sớm được cấp visa để du học Mỹ diện bảo lãnh thành công nhé.
>> Xem thêm bài viết: Hồ sơ du học Mỹ cần làm những gì?