Theo nghiên cứu mới nhất, cách đây 565 triệu năm trước, từ trường Trái đất gần như biến mất. Nhưng một hiện tượng địa chất có thể đã cứu nó. Các nhà khoa học cũng tìm ra lõi của hành tinh chúng ta hồi đó như thế nào.
Cụ thể, sau khi từ trường Trái đất biến mất thì lõi lỏng của nó bắt đầu đông cứng vào khoảng thời gian đó, điều này đã “giải cứu” hiện tượng trên, theo tạp chí Nature Geoscience cho hay. Điều này rất quan trọng vì từ trường bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi bức xạ có hại và gió Mặt trời.
Các nhà khoa học đã tìm ra lõi của hành tinh chúng ta hồi đó như thế nào bằng cách nhìn vào các tinh thể có kích thước bằng hạt cát.
Họ đã chọn các mẫu plagiocla và Clinicopyroxene – các khoáng chất được hình thành cách đây 565 triệu năm trước – tại vùng đất phía đông Quebec, Canada. Các mẫu này chứa các kim loại từ tính nhỏ có kích thước khoảng 50 đến 100 nanomet, hình thành cấu trúc phân tử theo hướng của từ trường tại thời điểm đó.
“Những hạt từ tính nhỏ bé đó là máy ghi từ tính lý tưởng”, John Tarduno, chủ tịch bộ phận Khoa học Môi trường và Trái đất và là giáo sư tại Đại học Rochester, New York, cho biết.
“Khi chúng nguội đi, chúng là một bản ghi về từ trường Trái đất được duy trì trong hàng trăm triệu năm trước”.
Vì vậy, bằng cách đưa các tinh thể này vào trong từ kế, các nhà nghiên cứu có thể nhận ra rằng điện tích của các hạt rất thấp. Trên thực tế, cách đây 565 triệu năm trước, từ trường Trái đất yếu hơn 10 lần so với ngày nay – yếu nhất từng được ghi nhận.
Trong những năm đầu của Trái đất, lõi là chất lỏng. Nhưng vào khoảng từ 2,5 tỷ năm đến 500 triệu năm trước, sắt bắt đầu nguội dần và đóng băng thành một lớp rắn ở giữa hành tinh.
Khi lõi bên trong được hóa cứng, các nguyên tố nhẹ hơn như silic, magiê và oxy được đưa ra ngoài, lớp chất lỏng bên ngoài của lõi tạo ra một chuyển động cùng với nhiệt gọi là đối lưu. Chuyển động này của chất lỏng trong lõi ngoài giữ cho các hạt tích điện chuyển động, tạo ra dòng điện, từ đó tạo ra từ trường duy trì mãi cho tới ngày nay.