Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến và nguy hiểm. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy đến ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống (cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt…), nhưng thắt lưng là hay gặp nhất. Nếu không tìm hiểu sẽ không tin được căn bệnh quái ác này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng xương khớp hay thậm chí là tàn phế. Thế nên bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm, cùng theo dõi nhé!
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra đối với một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Theo bác sĩ Phạm Thị Hậu, muốn biết thoát vị đĩa đệm là gì, cần phải hiểu rõ cấu tạo của đĩa đệm. Một đĩa đệm cột sống giống như một mẩu đệm cao su, với một nhân nhầy mềm được bao bọc bởi một lớp cứng hơn ( bao xơ ) ở bên ngoài. Trượt hay thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài qua một vết rách ở bên ngoài bao xơ. Để hiểu rõ hơn bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, các bạn có thể tham khảo hình phía dưới.
Thoát vị đĩa đệm có được chia làm 2 loại dựa vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Đó là:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều tác động nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ra sau, ra trước, lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị phổ biến nhất là L4 L5 và S1. Nguyên nhân đáng lưu ý nhất gây ra tình trạng bệnh lý này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra những triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy. Nếu để lâu mà không được chữa trị, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê mỏi tay, và hạn chế các cử động. Tuy không phổ biến như đối với vùng lưng. Nhưng thoát vị đĩa đệm cổ gây ra những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như: Thiếu máu não, liệt nửa người…
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Theo bác sỹ Phạm Thị Hậu – Chuyên gia xương khớp của Việt Nam Forestry, triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất đa dạng. Rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Ở những vị trí thoát vị đĩa đệm lại gây ra những triệu chứng khác nhau. Cột sống vùng lưng rất dễ gặp phải những chấn thương, và đây cũng chính là vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Những đĩa đệm dễ bị thoái hóa nhất là L4 L5 và L5 S1 với những biểu hiện sau:
- Đau ngang thắt lưng diễn ra sau khi vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc sau chấn thương. Cơn đau diễn ra âm ỉ, đau tăng khi vận động, hắt hơi, ho và giảm dần khi nghỉ ngơi một chỗ.
- Hạn chế khả năng vận động khiến việc đi lại gặp khó khăn. Đây là triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình. Đau khi cúi người, vươn người, bê vác đồ vật nặng…
- Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng tê chân tay. Cảm giác ngứa ran, tê chân, tê bàn chân khi khóm hoặc cúi người.
- Rối loạn cơ thắt, nguyên nhân là do dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.Gây ra các hiện tượng như bí tiểu, tiểu khó, tiểu rát, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Tuy nhiên, triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình nhất mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là đau thần kinh tọa. Đặc điểm của những cơn đau dây thần kinh tọa là vị trí đau chạy từ thắt lưng hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Đau nhức cổ vai gáy là một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình
Cơn đau vùng cổ cũng có những tính chất giống với cơn đau vùng lưng, nhưng biểu hiện tại những vị trí khác. Các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống c4 c5, c5 c6 thường bị thoát vị nhất, cụ thể:
- Bệnh gây ra những cơn đau và tê vùng cổ, rất khó chịu.
- Đau lan sang cả vùng vai gáy và vùng đầu.
- Dây thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép gây ra hiện tượng tê vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay. Cảm giác tê tăng khi vận động tay.
- Khi cơ tay bị yếu, teo cơ tay với các triệu chứng khó cầm nắm đồ vật, cầm đồ thường bị rơi. Điều này đồng nghĩa với việc thoát vị đĩa đệm đã ở giai đoạn nặng.
- Ngoài những triệu chứng thoát vị đĩa đệm kể trên. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cho đến khi phát hiện ra thì đã quá nặng. Do đó, cần định kỳ thăm khám sức khỏe, cũng như cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đa phần trong số đó là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra còn nhiều lý do khác cụ thể là:
- Quá trình thoái hóa sinh học: Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
- Hoạt động sai tư thế: Tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…
- Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.
- Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Để giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không của nhiều bệnh nhân, bác sĩ Hậu cho biết: Bệnh chỉ được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi và chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Các phương pháp điều trị bằng tây y, ngay cả phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời. Không thể chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, có một tin vui cho nhiều người bệnh là một số biện pháp điều trị “bảo tồn” có thể giúp thuyên giảm đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Bảo tồn ở đây hiểu đơn giản là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị. Mà sử dụng các phương pháp giúp phục hồi đĩa đệm như: các bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu…Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến thời gian bị bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và đặc biệt là thái độ của người bệnh. Bởi việc chữa trị căn bệnh này là cả một hành trình. Cần đến sự kiên trì của người bệnh cũng như người nhà.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền
Các liệu pháp điều trị theo phương pháp của y học cổ truyền gồm có:
- Vật lý trị liệu là quá trình giúp kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng của đĩa đệm.
- Các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh…
- Các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên: Ngải cứu; lá lốt; xương rồng; thiên niên kiện; cỏ xước…
Trên đây là tất tần tật những chia sẻ về căn bệnh quái ác thoát vị đĩa đệm. Nếu phát hiện cơ thể có sự thay đổi hay những triệu chứng khó chịu thì hãy nhanh chóng đến phòng khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đối với thoát vị đĩa đệm bạn có thể lựa chọn điều trị bằng cả y học cổ truyền hay y học hiện đại, mỗi phương pháp sẽ có những liệu trình chữa trị khác nhau, hãy tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhé!