Một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều bởi những người mắc căn bệnh xương khớp nguy hiểm là liệu người bị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không. Có nhiều ý kiến trái chiều, người thì cho rằng đạp xe đạp là tốt cho xương khớp vì nó là bài tập thể dục hiệu quả, người lại cho rằng thoát vị đĩa đệm không nên chạy xe đạp vì sẽ gây đau đơn. Vậy nên hay không nên? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!
Tại sao người bệnh lại bị đau khi đạp xe?
Các thành phần có trong đĩa đệm của cột sống có thể dễ dàng bị viêm, gây đau và sưng ở các mô xung quanh. Điều này ảnh hưởng nhiều tới khả năng linh hoạt của xương cột sống. Khiến cho cột sống không thể chịu được những đợt chấn động trong quá trình đạp xe, nhất là ở những địa hình không được bằng phẳng. Khi người bệnh thoát vị đĩa đệm đi xe đạp trên những con đường không bằng phẳng, địa hình mấp mô gập ghềnh, sẽ tạo ra các lực tác động lên cột sống, ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh, làm cho dây chằng bị căng do phải bù đắp lại lực đỡ mà lẽ ra các đĩa đệm phải gánh chịu. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau khi đạp xe. Việc di chuyển trên các địa hình kém bằng phẳng có thể gây ra nhiều chấn động và va chạm, khiến cho các cơn đau trở lên trầm trọng hơn. Để có thể giảm đau, bạn có thể lựa chọn các loại yên đặc biệt và chạy trên địa hình bằng phẳng hơn.
Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không?
Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại khiến người bệnh chịu những tổn thương và đau đớn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ gặp một số các cơn đau nhẹ, phát tác trong thời gian ngắn, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ mau chóng phát triển khiến người bệnh phải chịu đựng thêm rất nhiều đau đớn. Các cơn đau sẽ ngày một dữ dội hơn, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của người bệnh, khiến họ luôn mệt mỏi và căng thẳng, trở lên cáu gắt… Bệnh tuy không nguy hại tới tính mạng người bệnh, nhưng về lâu dài, thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh khiến các hoạt động thường ngày của người bệnh bị hạn chế, khả năng vận động bị giảm. Lúc này, tập thể dục là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy quả trình điều trị. Việc luyện tập thường xuyên có thể giúp giảm đau nhức, cơ thể dẻo dai hơn, và duy trì sức khỏe hệ tim mạch.
Câu hỏi đặt ra là, người ị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không? Việc này còn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể luyện tập kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ không cần sử dụng đến thuốc. Ngoài đạp xe, người bị thoát vị đĩa đệm còn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ ngành khác như đi bộ, bơi hoặc tập yoga… Đây là các môn thể dục rất tốt cho người đang bị bệnh về xương khớp. Việc duy trì thói quen luyện tập tại nhà sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong quá trình điều trị và phục hồi.
Một số lưu ý cho người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Để đạp xe có hiệu quả và giảm bớt đau đớn cho người bệnh, cần chú ý một số điều sau đây:
- Lựa chọn lộ trình là những con đường bằng phẳng, tránh địa hình mấp mô nhiều dốc, điều này giáp giảm các lực tác động cũng như va chạm khi tập luyện.
- Nếu không có điều kiện tập ngoài trời, người bệnh có thể sử dụng xe đạp thể thao đặt trong phòng.
- Không nên đạp xe với cường độ cao, sẽ phản tác dụng do các cơ phải hoạt động quá nhiều.
- Mới đầu, người bệnh nên làm quen với những quãng đường ngắn, khoảng 2km.
- Khi đạp xe, hạn chế thở bằng miệng, việc này sẽ giúp nhịp tim được ổn định và tránh bị mất nước trong quá trình tập.
- Khi đạp xe, người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý tư thế, nên đạp xe với tư thế thoải mái, không nên gượng ép theo khuôn mẫu nếu cảm thấy bất tiện.
- Chọn loại xe có yên và chiều cao phù hợp để được thoải mái nhất.
- Nên luyện tập đều đặn, nếu không kiên trì thì tác dụng sẽ rất ít hoặc không có tác dụng, khiến tập lý người bệnh dễ bị chán nản.
Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không rồi nhỉ! Để đảm bảo an toàn nhất, nếu đang bị thoát vị đĩa đệm, bạn hãy nhờ bác sĩ xem xét và tư vấn tình trạng sức khỏe của mình để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé! Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích trên blog sức khỏe Việt Nam Forestry về căn bệnh quái ác này.