Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh này thường do các loại chấn thương, bị nhiễm trùng và các bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm; thoái hóa cột sống; ung thư cột sống… Nếu để lâu ngày mà không được điều trị thì bệnh sẽ xảy ra các loại biến chứng rất nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin hữu ích từ phòng tư vấn điều trị gia truyền Bà Tư Châu về các triệu chứng của bệnh và cách điều trị hiệu quả khi đau thần kinh tọa, giúp bạn nắm rõ căn bệnh và tình hình sức khỏe của chính mình và người thân nhé.
>> Xem thêm: Thoát vị đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không?
Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Triệu chứng 1: Đau tại dây thần kinh tọa
Đau là biểu hiện đặc trưng nhất của viêm dây thần kinh tọa và các tổn thương khác. Cụ thể, tại những vị trí khác nhau thì cơn đau thần kinh tọa cũng có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau:
- Triệu chứng đau thần kinh tọa cơ bản nhất đó là cơn đau xuất phát từ lưng xuống đến mông, đùi, gót chân hoặc ngược lại.
- Bị đau rễ thần kinh L5 sẽ thấy đau dọc từ eo đến ngón chân út.
- Rễ S1 tổn thương sẽ đau dọc ra phía sau mông và phía bên ngoài của bàn chân.
- Nếu bị đau thần kinh tọa trên thì sẽ có triệu chứng đau dây thần kinh tọa phía trên đầu gối.
- Đau thần kinh tọa dưới có biểu hiện đau từ thắt lưng đến mặt sau cẳng chân.
- Đau khi vận động mạnh và giảm dần khi nghỉ ngơi. Lúc này dây thần kinh tọa không phải chịu áp lực chèn ép nên cơn đau sẽ thuyên giảm tức thì.
- Mỗi lần giậm chân mạnh xuống đất, cơn đau nhói xuất hiện từng đợt. Khi đi qua đoạn đường gồ ghề, ổ gà, cơn đau thần kinh tọa lại càng tăng lên.
Điểm khác biệt của triệu chứng thần kinh tọa khi tổn thương so với các bệnh lý xương khớp khác chính là cơn đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện ở một vị trí. Chỉ cần 1 vùng bị đau sẽ lan ngay sang các bộ phận lân cận.
Triệu chứng 2: Cơ cứng cột sống
Khi dây thần kinh tọa bị đau hoặc viêm, máu lưu thông không dễ dàng, tích tụ khiến người bệnh phải đối mặt với chứng cơ cứng cột sống:
- Cơ cứng vùng lưng, chân đùi vào buổi sáng sau khi thức dậy. Phải mất đến 30 phút mới giãn ra.
- Khi hắt hơi, ho thấy đau nhói, cứng ở vùng thắt lưng.
Triệu chứng 3: Hạn chế vận động
Bị đau thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của chi dưới. Căn cứ vào tầm vận động của động tác cúi, gập người để xác định tình trạng bệnh lý.
- Cúi người: <90 độ , không cúi được và đau thắt lưng dữ dội. Tay không thể chạm đến gót chân.
- Gập người: <90 độ, không thể cúi gập người về trước. Động tác khuân vác bằng lưng gặp khó khăn.
- Nghiêng người sang trái hoặc phải: <45 độ, tay không thể chạm mặt đất. Phần đùi và mông chịu đau nhức dữ dội.
- Khó đứng thẳng: Phần gót chân chỉ cần chạm nhẹ xuống đất là đã thấy những dấu hiệu đau dây thần kinh tọa khắp từ chân đến thắt lưng gần như ngay lập tức.
Triệu chứng 4: Thay đổi dáng đi
Đau thần kinh tọa có thể diễn ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên do tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép vào rễ thần kinh. Điều này khiến trọng lượng cơ thể tập trung vào bên còn lại khiến dáng đi biến đổi.
- Dáng đi tập tễnh, bên cao, bên thấp
- Nhão cơ 1 bên hông và chân bị xệ xuống
- Vùng xương chậu lệch hẳn sang 1 bên
Triệu chứng này có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý, teo cơ. Đây là biến chứng hết sức cẩn trọng của đau thần kinh tọa.
Triệu chứng 5: Tổn thương rễ thần kinh
Dây thần kinh tọa không chỉ có chức năng điều khiển sự vận động mà còn chi phối cảm giác. Khi đau thần kinh tọa sẽ khiến hệ cơ lưng, đùi và chân của bệnh nhân có cảm giác kiến bò. Một số hiện tượng bị rối loạn:
- Giảm nhiệt độ cơ thể
- Khả năng tiết mồ hôi thuyên giảm
- Rối loạn dinh dưỡng da
- Mất cảm giác chi dưới, teo cơ chân
- Mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện
Những bệnh nhân đau thần kinh tọa, ngoài việc dùng thuốc nên kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu Y học cổ truyền như: châm cứu; bấm huyệt để đẩy nhanh tốc độ của quá trình điều trị. Điều này quyết định tới 50% khả năng hồi phục của người bệnh, giúp tối ưu hóa được hiệu quả nhất định so với không thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu.
>> Xem thêm: Chữa đau mỏi vai cổ gáy hiệu quả bằng tác động cột sống
Cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng Đông y
Sử dụng cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa theo Đông y, người bệnh sẽ được khắc phục sức khỏe một cách từ từ tuy nhiên hoàn toàn có thể chữa dứt điểm bệnh. Bằng phương pháp truyền thông này ta có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
Theo Đông y, rượu là một vị thuốc. Với đặc tính cay ngọt và nóng rượu có thể đi vào tâm kinh và can. Rượu nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, ấm vị dưỡng tì, kích thích tiêu hóa, tươi da… Khi sử dụng thuốc ngâm với rượu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn rất nhiều. Không những thế, rượu rất khó biến chất, để càng lâu lại càng phát huy tác dụng nên có thể bảo quản được dài lâu. Những căn bệnh mạn tính như đau thần kinh tọa hay tê bì chân tay cần phải điều trị trong thời gian dài nên sử dụng phương pháp này.
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa. Nhưng được nhiều người tin tưởng và sử dụng nhất có lẽ là rượu thuốc Bà Tư Châu đang đánh giá cao hiện đang thuộc sở hữu của Phòng khám Đông y Bà Tư Châu. Rượu gia truyền Bà Tư Châu giúp loại bỏ hoàn toàn các vùng viêm nhiễm gây nên bệnh thông qua việc thúc đẩy lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân đau thần kinh tọa khi điều trị bằng rượu gia truyền sẽ được kết hợp với phương pháp điều trị bằng kỹ thuật bấm huyệt mật quyết gia truyền của Bà Tư Châu.
Căn bệnh đau thần kinh tọa mang đến những đau đớn cho người bệnh cả trong công việc cũng như sinh hoạt. Khi bắt đầu có những dấu hiệu bệnh đầu tiên hãy nhanh chóng thăm khám và có cách trị bệnh đau thần kinh tọa kịp thời. Trong các biện pháp điều trị, Đông y luôn được đánh giá cao hơn về hiệu quả cũng như sự ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng với những thông tin bổ ích về đau thần kinh tọa trong bài viết trên sẽ giúp bạn sớm có phương hướng điều trị bệnh tốt nhất.
>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sử dụng xoa bóp bấm huyệt